Quay Về Tuổi Thơ với 10 trò chơi dân gian “vui quên lối về” của thế hệ 8X 9X

   

Dù không nhiều màu sắc và đa dạng như vô vàn các trò chơi ngày nay trẻ em được tiếp cận nhưng các trò chơi dân gian bình dị mà ý nghĩa đã làm nên một tuổi thơ đáng nhớ của thế hệ 8X, 9X. Cùng điểm lại 10 trò chơi dân gian này nhé: 

 

1. Đánh trận giảTrở lại tuổi thơ với 10 trò chơi dân gian “vui quên lối về” của thế hệ 8X 9X - BlogAnChoi. Dù không nhiều màu sắc và đa dạng như vô vàn các trò chơi ngày nay trẻ em được tiếp cận nhưng các trò chơi dân gian bình dị mà ý nghĩa đã làm nên một tuổ. 1. Đánh trận giả. https://bloganchoi.com/tro-lai-tuoi-tho-voi-10-tro-choi-dan-gian-vui-quen-loi-ve-cua-the-he-8x-9x/This article is referenced content from https://bloganchoi.com - Trở lại tuổi thơ với 10 trò chơi dân gian “vui quên lối về” của thế hệ 8X 9X - BlogAnChoi. Dù không nhiều màu sắc và đa dạng như vô vàn các trò chơi ngày nay trẻ em được tiếp cận nhưng các trò chơi dân gian bình dị mà ý nghĩa đã làm nên một tuổ. 1. Đánh trận giả. https://bloganchoi.com/tro-lai-tuoi-tho-voi-10-tro-choi-dan-gian-vui-quen-loi-ve-cua-the-he-8x-9x/

Đầu tiên trong danh sách này hẳn sẽ phải là đánh trận giả – một trò chơi mà có lẽ là vui khỏi phải bàn. Luật chơi sẽ có khác biệt đôi chút tùy vào vùng miền, còn cách chơi là chia làm các đội dựa trên số người tham gia, sau đó “chiến đấu” với nhau bằng những vũ khí tự chế làm từ cành cây y như đang đánh trận. Chắc cũng bởi vậy mà trò chơi có tên đánh trận giả.

Trò chơi mà hồi hộp và kịch tích chẳng kém phim kiếm hiệp (Ảnh: Internet)
Trò chơi mà hồi hộp và kịch tích chẳng kém phim kiếm hiệp (Ảnh: Internet)

Rất nhiều bạn nhỏ yêu thích trò chơi này bởi đã tham gia là “bao vui, bao kịch tính”, hồi hộp ẩn nấp rồi lại tấn công “kẻ địch”.

2. Chơi chuyền

Nếu đánh trận giả được nhiều bạn nam ưa thích thì chơi chuyền sẽ là trò chơi dành cho các bạn nữ. Để tham gia chơi, cần chuẩn bị 10 que chuyền làm từ tre hoặc nứa, nhỏ và dài như một cây đũa cùng với một quả nặng vừa phải ví dụ như quả bưởi non hoặc quả bóng cao su. Chọn quả cũng cần rất tỉ mỉ bởi nếu như chọn quả quá to hay nặng hoặc chất liệu quá cứng thì chưa kịp vui thì tay bạn đã sưng vù! Ngoài ra, vì người chơi không cần phải di chuyển nên không gian chơi có thể ở bất cứ đâu, miễn là thoáng đủ để tung quả lên mà không bị vướng. Cuối cùng, thuộc được bài đồng dao là bạn có thể sẵn sàng chơi rồi đó!

Trò chơi đòi hỏi sự kết hợp khéo léo của người chơi (Ảnh:Internet)
Trò chơi đòi hỏi sự kết hợp khéo léo của người chơi (Ảnh:Internet)

Về phần cách chơi, đội chơi từ 2-5 người sẽ cần vượt qua 10 bàn chuyền một và 10 bàn chuyền hai tay. Để vượt qua được, bạn phải làm thật tốt 2 bước đó là giải que chuyền rồi tung quả và đồng thời nhặt que chuyền. Cụ thể, người chơi sẽ duỗi thẳng chân, dùng tay ngược lại với chân để tung quả và trong lúc đó bạn sẽ đọc đồng dao và nhặt que chuyền. Nếu vì một chút run tay mà rơi bóng hay que chuyền thì bạn sẽ phải nhường lượt chơi cho người tiếp theo.

3. Đánh sỏi

Còn có cái tên khác là rải ranh, trò chơi được tổ chức theo nhóm nhỏ từ 2-4 người. Người chơi sẽ cần chuẩn bị từ 15 cho tới 20 viên sỏi tùy ý. Cách chơi cũng rất đơn giản, bạn chọn 5 hòn sỏi trước, nắm trong tay rồi sau đó tung lên, tiếp theo nhanh chóng úp lòng bàn tay xuống để đỡ lấy những viên sỏi vừa được tung lên. Bạn sẽ đỡ lấy một viên, những viên còn lại để rơi xuống đất rồi chọn đôi, ba, tư hoặc năm. Ở một số vùng miền, lưu ý đó là khi chọn các viên sỏi, nếu bạn lỡ chạm vào các viên khác, lượt chơi sẽ được nhường lại cho người chơi khác.

Trò chơi tuy vui nhưng cũng khá “đau tay”! (Ảnh: Internet)
Trò chơi tuy vui nhưng cũng khá “đau tay”! (Ảnh: Internet)

Sau khi thu thập được hết tất cả các viên sỏi ban đầu, ai có được nhiều hơn sẽ chiến thắng và giành được quyền đi trước cho lượt sau.

4. Ô ăn quan

Trò chơi dân gian này ngoài việc giải trí còn giúp các bạn nhỏ rèn luyện trí não rất tốt. Lại thêm một trò chơi nữa cần người chơi chuẩn bị những viên sỏi, cụ thể là 50 viên nhỏ cho 10 ô dân và 2 viên to cho 2 ô quan. Hai người chơi sẽ ngồi đối diện nhau và ở mỗi lượt chơi sẽ chọn ô dân bên mình để rải đi đều mỗi nhà một quân theo chiều mà mình mong muốn. Những người chơi cứ thế dùng lượt đi của mình để rải đến khi rải hết mà ô bên cạnh ô vừa rải trống thì bạn sẽ ăn quân ở ô có quân cạnh ô trống đó. Nếu liền sau đó lại là một ô trống nữa rồi đến ô có quân, bạn sẽ “phát tài” vì ăn được hết số quân ở đó.

Trò chơi tuy vui nhưng cũng khá “đau tay”! (Ảnh: Internet)
Trò chơi tuy vui nhưng cũng khá “đau tay”! (Ảnh: Internet)

Cũng có trường hợp quân rải hết mà hai ô liên tiếp trống hoặc tới ô quan nhưng ô này lại ít quân (dưới 5 quân) thì người chơi sẽ mất lượt. Trường hợp khác đó là 5 ô dân của người chơi đều không còn quân mà quan vẫn còn thì người chơi sẽ phải “chi ra” 5 quân rồi rải đều mỗi ô 1 quân để tiếp tục ván chơi. Ván chơi sẽ kết thúc khi quan ở 2 ô bị ăn hết.

Ô ăn quan cũng rất thú vị bởi nó không chỉ giới hạn ở 2 người chơi đâu nhé! Mỗi bên có thể có 2 đến 3 người, người không trực tiếp tham gia chơi có thể làm “quân sư” cho người chơi chính và “thế chân” nếu như bạn này chơi thua. Vì vậy, tranh cãi có thể xảy ra nhưng cũng có lúc tinh thần đồng đội lại rất cao!

5. Trồng nụ trồng hoa

Trồng nụ trồng hoa là trò chơi tập thể nên người tham gia càng đông sẽ càng vui. Trước khi bắt đầu trò chơi, cần tìm một không gian đủ thoáng, rộng rãi và sạch như là bãi cỏ, sân thể dục vì người chơi sẽ phải nhảy cao thậm chí lăn lê bò toài.

Trò chơi đồng đội hấp dẫn đem lại những tiếng cười sảng khoái (Ảnh: Internet)
Trò chơi đồng đội hấp dẫn đem lại những tiếng cười sảng khoái (Ảnh: Internet)

Đầu tiên, 2 người sẽ được chọn, sau đó ngồi đối diện nhau, duỗi thẳng chân để 4 bàn chân ép sát vào nhau. 2 người này sẽ dùng tay và chân xếp chồng lên nhau để tạo cây, nụ và hoa. Những người chơi còn lại có thể chia đội, đứng cách đó một đoạn từ 8-10 mét rồi sau đó chạy tới và nhảy qua “cây”. Sau khi sử dụng hết tay chân dùng để xây nụ trồng hoa, người chơi sẽ đến với 2 màn thử thách cuối là vượt sông nhỏ và sông lớn. Để đi qua sông nhỏ, bạn cần vượt qua hình vuông nhỏ được tạo bởi chân của 2 bạn làm nụ và hoa mà không chạm vào chân của họ. Còn với sông lớn, bạn sẽ phải vượt qua hình vuông lớn hơn bằng cách bật nhảy mà không bị rơi vào giữa ô vuông này.

Vừa chơi bạn cũng sẽ thấy hào hứng phấn khích hơn với bài đồng dao Trồng nụ trồng hoa cùng những pha té bổ nhào khiến người chơi cười không ngớt. Tuy nhiên, trò chơi cũng có phần nguy hiểm bởi những có hoạt động mạnh nên sẽ tốt hơn khi có sự giám sát của người lớn.

Cùng xem lại 10 Trò Chơi Kinh Điển Dữ Dội "Không Thể Nào Quên" Của Thế Hệ 8X - 9X Việt Nam

Nguồn (Top 1 Khám Phá)

6. Thả diều

Hình ảnh làng quê Việt Nam yên bình khi xưa luôn hiện lên thật đẹp với lũy tre, con trâu già cùng cánh diều bay cao trong gió. Vì vậy, trò chơi thả diều đã trở nên quá đỗi thân thuộc với những người thuộc thế hệ sinh vào những năm 80, 90. Những con diều độc lạ từ chất liệu cho tới màu sắc và hình dáng, có con được làm từ túi ni lông, có con lại từ trang giấy đôi ghép lại rồi trang trí theo sở thích, có con mua ngoài cửa hàng thì sặc sỡ và nổi bật hơn. Nhưng tất cả chúng đều bay rất cao dưới đôi tay cứ thoăn thoắt thả cùng đôi chân chạy theo không biết mệt mỏi của những bạn nhỏ.

Trò chơi gợi nhớ đến hình ảnh làng quê Việt Nam thanh bình (Ảnh: Internet)
Trò chơi gợi nhớ đến hình ảnh làng quê Việt Nam thanh bình (Ảnh: Internet)

Cách chơi diều tưởng dễ nhưng cũng lại không dễ. Để diều bay cao, diều cần nhẹ vừa phải và cân bằng, nếu không sẽ bị rớt. Ngoài ra, cần căn hướng gió và sức gió để khi tung diều lên dây diều không chùng quá mà cũng không căng quá.

7. Bắn bi

Nhắc đến trò chơi này, nếu là các bạn nam có lẽ sẽ có cả một bộ sưu tập bi ve đầy màu sắc, to có nhỏ có. Còn những bạn nữ biết chơi trò này hồi đó sẽ nhận được ánh mắt vô cùng ngưỡng mộ của những bạn khác! Cách chơi bắn bi phổ biến nhất là kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và giữa, rồi ngắm sao cho chuẩn mục tiêu trước khi dùng ngón trỏ bắn bi ra.

Trò chơi đòi hỏi sự chuẩn xác của người chơi (Ảnh: Internet)
Trò chơi đòi hỏi sự chuẩn xác của người chơi (Ảnh: Internet)

Người chơi trước tiên sẽ phải bắn bi qua một vạch kẻ sẵn để phân định ai là người sẽ được bắn những viên bi khác của đối phương trước. Ngắm chuẩn rồi bắn trúng thì bạn sẽ được bắn tiếp và thu về được càng nhiều viên bi.

8. Cá sấu lên bờ

Đây là một trò chơi tập thể rất hấp dẫn, số người tham gia có thể từ 7 -10 người. Với trò chơi này thì bạn sẽ cần chọn một nơi có bậc thềm như ở nhà hoặc ngay trong lớp học. Vì đây là trò chơi có tên “cá sấu lên bờ” vậy nên một người sẽ đóng vai cá sấu và ở “dưới nước”- có thể là sân hoặc mặt phẳng dưới bậc thềm, những người còn lại sẽ ở “trên bờ”- bậc thềm.

Trò chơi thách thức sự kiên nhẫn của “cá sấu” (Ảnh: Internet)
Trò chơi thách thức sự kiên nhẫn của “cá sấu” (Ảnh: Internet)

Điểm thú vị của cá sấu lên bờ đó là người chơi sẽ ném những chiếc dép hoặc bất cứ đồ chơi thay thế nào xuống “dưới nước” và sau đó chạy xuống nhặt để trêu tức “cá sấu”. Nếu không may bị “cá sấu” bắt được thì sẽ phải xuống thay làm cá sấu. Nếu tất cả số dép được lấy lên “bờ” mà cá sấu không bắt được ai thì sẽ phải tiếp tục làm cho đến khi quá mệt thì sẽ thay người.

9. Lùa vịt

Lại thêm một trò chơi tập thể thú vị khác trong danh sách 10 trò chơi gắn liền với thế hệ 8X 9X. Cách chơi lại hết sức đơn giản nhưng đã chơi là chỉ có cười giòn tan, cười quên lối về.

Trò chơi chạy chạy đuổi đuổi thú vị không kém Cá sấu lên bờ (Ảnh: Internet)
Trò chơi chạy chạy đuổi đuổi thú vị không kém Cá sấu lên bờ (Ảnh: Internet)

Người chơi sẽ oẳn tù tì để chọn ra một người “kém may mắn” làm người “lùa vịt”. Những người còn lại sẽ đứng hết vào trong 1 vòng tròn kẻ sẵn. Khi trò chơi bắt đầu, người “lùa vịt” sẽ phải chạy quanh vòng tròn để chạm được vào một người trong vòng tròn để ra thay vị trí cho mình. Những người ở trong thì cũng phải di chuyển, có lúc sẽ chen nhau để không bị “tóm”.

10. Rồng rắn lên mây

Khi tham gia trò chơi, một người sẽ làm thầy thuốc, những người còn lại (khoảng từ 5-8 người) sẽ xếp thành một hàng nối đuôi nhau, đến trước thầy thuốc rồi hát bài “Rồng rắn lên mây – có cây lúc lắc- hỏi thăm thầy thuốc – có nhà hay không?”. Lúc này, thầy thuốc sẽ bịa ra cả rổ lý do để từ chối – khúc này cũng rất hài hước bởi cả nghìn lý do chết cười mà thầy thuốc “tự chế ra”. Tiếp đó, “đoàn rồng rắn” sẽ đi đi đi lại và tiếp tục hỏi lại cho đến khi thầy thuốc nói có. Sau đó là đoạn đối thoại ngắn: thầy thuốc hỏi “rồng rắn đi đâu?”, người đứng đầu sẽ trả lời “rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con”, thầy thuốc lại hỏi “con lên mấy”, người đứng đầu lại trả lời “con lên một” và cứ thế cho đến khi thầy thuốc trả lời “thuốc hay vậy”.

Trò chơi đòi hỏi sự kết hợp ăn ý giữa các thành viên trong đội (Ảnh: Internet)
Trò chơi đòi hỏi sự kết hợp ăn ý giữa các thành viên trong đội (Ảnh: Internet)

Cuối cùng, thầy thuốc hỏi “xin khúc đầu”, đoàn người sẽ cùng đáp “cục xương cục xẩu”, thầy hỏi “xin khúc giữa”, lại đáp “cục máu cục me”, đến khi “xin khúc đuôi” thì “đoàn rồng rắn” sẽ nói to “tha hồ mà đuổi”. Sau đó, thầy thuốc thì sẽ phải cố chạy để bắt người ở cuối hàng còn người đầu hàng dang tay chạy quanh để ngăn thầy thuốc bắt “cái đuôi” của mình, “cái đuôi” cũng phải bám chắc thành viên khác để không bị bắt. Nếu bị bắt thì sẽ phải lên thay làm thầy thuốc.

Ngày nay, những trò chơi dân gian cũng dần mai một đi và thay vào đó là những trò chơi hiện đại luôn có sẵn trong chiếc “dế yêu” của mỗi người. Nhưng trong những ngày lễ hội của các thôn làng, đôi lúc lớp thế hệ 8X 9X cũng cảm thấy tuổi thơ như ùa về với những trò chơi dân gian đầy ắp những kỷ niệm.