Tiền xu xuất hiện từ khá sớm trên thị trường Việt Nam. Qua nhiều năm phát triển, tiền xu dần bị lãng quên và không còn được sử dụng. Hãy cùng Fingo tìm hiểu kỹ hơn về chặng đường phát triển của tiền xu Việt Nam cũng như lý do nó bị “khai trừ” khỏi thị trường qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tiền xu Việt Nam qua các thời kỳ
Quá trình xuất hiện và phát triển của tiền xu Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ X đến trước năm 2003
Lịch sử Việt Nam theo từng thời kỳ khác nhau sẽ có nhiều loại tiền xu khác nhau được đúc từ các chất liệu riêng biệt. Tiền xu Việt Nam lần đầu tiên được phát hành là vào giữa thế kỷ thứ X trong thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt thuộc triều đại của vua Đinh Bộ Lĩnh. Trong thời kỳ phong kiến, hầu hết các vị vua đều phát hành một loại tiền mới. Đôi khi thay đổi thời đại của một vị vua sẽ phát hành lại tiền tệ. Tiền xu từ lâu đã được coi là loại tiền tệ duy nhất được lưu hành ở nước ta.
- Từ năm 1945 đến năm 1946, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát hành sáu bộ tiền, gồm: 20 xu, 5 hào, 1 đồng, 2 đồng. Cụ thể, mệnh giá của đồng xu có mệnh giá 2 đồng được làm bằng chất liệu đồng thau, trong khi các đồng xu còn lại được làm bằng nhôm. Chất liệu nhôm dẻo và bề ngang hẹp cho phép người dân đục lỗ trên nó để tạo thành chuỗi giúp dễ dàng cất giữ hay kiểm đếm. Dĩ nhiên, việc dập lỗ các đồng xu đang lưu hành không làm mất đi giá trị của chúng.
- Năm 1958, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (miền Bắc) phát hành thêm ba đồng tiền nhôm 1 xu, 2 xu và 5 xu. Những đồng xu này có quốc huy được in ở mặt sau và một lỗ tròn lớn ở giữa đồng xu.
- Năm 1976, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành thêm bộ tiền xu mệnh giá 1 hào trở lên. Tình nghệ thuật trên những đồng xu này có nhiều điểm tương đồng với đồng xu năm phát hành 2003.
Lịch sử phát hành tiền xu Việt Nam từ năm 2003 – 2006
Từ năm 2003 – 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành và phân phối các bộ tiền xu mới nhằm bổ sung cơ cấu và mệnh giá tiền xu đang lưu hành, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Bên cạnh đó còn hỗ trợ nâng cao chất lượng đồng tiền, giảm tình trạng làm giả tiền xu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, các mệnh giá 5.000 đồng, 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng và 200 đồng sẽ được đưa vào lưu thông trên thị trường. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc phát hành tiền kim loại là một bước hoàn thiện hệ thống tiền tệ theo thông lệ quốc tế.
Tiền xu có đường kính từ 19 mm đến 25 mm, trọng lượng từ 3,2 g đến 7,7 g và độ dày từ 1,45 mm đến 2,2 mm. Các chuyên gia cho biết các loại tiền xu này về cơ bản tuân thủ các thông lệ quốc tế.
Những mệnh giá tiền xu Việt Nam lúc bấy giờ
Để mọi người có thể dùng tiền xu trong các hoạt động trao đổi mua bán dễ dàng, Nhà nước đã phát hành nhiều mệnh giá khác nhau.
Đồng xu mệnh giá 5.000 đồng
Đồng xu này có màu đỏ chất liệu hợp kim phát hành ngày 17/12/2003. Mặt trước in hình Quốc huy, mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và mệnh giá 5.000 đồng được in bằng số, hình ảnh Chùa Một Cột.
Đồng xu mệnh giá 2.000 đồng
Mệnh giá xu 2000 đồng có màu vàng đồng, bằng thép mạ đồng thau, phát hành ngày 01/4/2004, mặt trước in hình Quốc huy, mặt sau có dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, mệnh giá 2.000 đồng in bằng số, hình ảnh Nhà Rông.
Tiền xu Việt Nam mệnh giá 1.000 đồng
Đồng xu có màu vàng đồng làm bằng thép mạ đồng thau được phát hành ngày 17/12/2003. Mặt trước in hình Quốc huy, mặt sau khắc dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, mệnh giá 1.000 đồng bằng số, hình ảnh Thủy Đình, Đền Đô
Tiền xu mệnh giá 500 đồng
Xu 500 đồng có màu trắng bạc làm bằng thép mạ niken được phát hành ngày 1/4/2004. Mặt trước in hình Quốc huy, mặt sau in “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. mệnh giá 500 đồng bằng số, họa tiết hoa văn dân tộc.
Tiền xu mệnh giá 200 đồng
Đồng xu 200 đồng có màu trắng bạc, làm bằng thép mạ niken, phát hành ngày 17/12/2003. Mặt trước in hình Quốc huy, mặt sau in dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và số thể hiện mệnh giá 500 đồng, họa tiết hoa văn dân tộc.
Tại sao tiền xu Việt Nam không còn được lưu hành trên thị trường?
Tiền xu hỗ trợ khá tốt cho hoạt động của máy bán hàng tự động. Đồng thời, việc sử dụng tiền kim loại cũng ít gây độc hại nhất cho người dùng và cũng như bảo quản tiền tốt hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tám năm sau khi phát hành, đồng tiền này lại dần biến mất khỏi thị trường lưu thông. Dưới đây là một số lý do có thể bạn chưa biết:
Giá kim loại cao gây tốn kém khi làm tiền xu
Dựa theo kinh nghiệm các quốc gia khác trên thế giới cho thấy, giá tiền kim loại thường cao hơn từ 2 đến 3 lần so với tiền cotton cùng mệnh giá. Tuy tiền xu có tuổi thọ khoảng 15 đến 30 năm, tùy thuộc vào vật liệu mà chúng được đúc nhưng chi phí bỏ ra cũng khá cao.
Tốc độ trượt giá VND nhanh
Đây chính là nguyên nhân làm cho một số mệnh giá tiền xu ít được sử dụng. Từ đó, chúng ta ít thấy tiền xu mà thay vào đó là tiền giấy.
Khó khăn trong việc cất trữ, mang theo
Mặt khác, tiền xu bị đổi màu và hư hỏng nhanh chóng, gây khó khăn cho việc bảo quản. Ngoài ra, một số người Việt Nam ngại sử dụng tiền xu vì dễ bị mất khi sử dụng.
Vì lý do đó tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ngừng phát hành tiền xu. Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước về việc dừng in, đúc tiền xu mới.
Có quy đổi tiền xu Việt Nam ra tiền giấy được không?
Trước đây, khi tiền xu còn được sử dụng thì chúng ta có thể dùng nó để trao đổi mua bán song song cùng tiền giấy. Mặc dù nhiều người muốn quy đổi từ tiền xu sang tiền giấy nhưng người sở hữu tiền giấy lại chẳng muốn thế. Bởi vì, tiền giấy ngày càng được thịnh hành và dễ cất trữ, mang theo.
Sau đó, đồng xu được “khai tử” chúng ta đã không còn nhìn thấy loại tiền này xuất hiện trên thị trường. Chính vì thế, việc quy đổi đã không còn ý nghĩa.