Câu chuyện ly kỳ bài hát Bắc kim thang và Sự thật rùng rợn đằng sau qua lời kể của người xưa

   

Chắc hẳn những thế hệ 8x, 9x hay thậm chí là 10x đã không còn lạ lẫm gì với bé Xuân Mai với các bài hát thiếu nhi “làm mưa làm gió” một thời đúng không nào?Nhờ giọng ca trong trẻo và đầy ngây thơ của Xuân Mai mà dường như ý nghĩa “kinh dị” về bài hát này đã bị xoá nhoà.

Bắc kim thang cà lang bí rợ là một bài hát thiếu nhi đã rất đỗi quen thuộc đối với tuổi thơ của không biết bao nhiêu người, nhưng liệu đằng sau bài hát nghe có vẻ vui tươi này có ẩn chứa điều gì sâu xa mà chúng ta chưa biết? Hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Câu chuyện ly kỳ đằng sau bài hát: "Bắc kim thang cà lang bí rợ"

Cho đến nay câu chuyện về bắc kim thang vẫn chưa được làm sáng tỏ và có rất nhiều giả thiết được đặt ra về nguồn gốc của cái tên này. Nhiều người cho rằng nó có xuất phát từ một bài dân ca trong trò chơi của trẻ em, có người lại cho rằng bài hát bắc kim thang để ca ngợi tình bạn đẹp,… Tuy nhiên cách giải thích thứ hai được nhiều người đồng tình hơn cả. 

bac-kim-thang-ca-lang-bi-ro-la-gi
Lời bài hát bắc kim thang cà lang bí rợ

Lời bài hát bắc kim thang cà lang bí rợ

Bài hát bac kim thang được nhiều thế hệ trẻ em biết đến thông qua lời hát ru từ những người lớn trong gia đình, có lẽ không ai là không biết đến nó. Với ca từ đơn giản dễ nhớ, những em nhỏ đã lớn lên và coi bài hát này như một phần tuổi thơ không thể thiếu. Thế nhưng ý nghĩa bài hát bắc kim thang lại không hề đơn giản như ca từ dưới đây.

“Bắc kim thang, cà lang bí rợ

Cột qua kèo, là kèo qua cột

Chú bán dầu qua cầu mà té

Chú bán ếch ở lại làm chi?

Con le le đánh trống thổi kèn

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.”

Nghe câu chuyện cụ thể qua video:

Sự thật về câu chuyện bắc kim thang

Có lẽ không phải ai cũng biết sự thật về bài hát bắc kim thang, nếu bạn gõ những cụm từ tìm kiếm như “sự tích bắc kim thang”, “bắc kim thang kinh dị” hay “truyện ma bắc kim thang” lên Google thì hẳn sẽ cảm thấy bất ngờ và có chút sợ hãi với những gì mình đang đọc. Đúng vậy, truyện bắc kim thang không hề bình thường như lời bài hát mà ẩn chứa trong đó là cả 1 tầng ý nghĩa đáng sợ.

Người từng kể lại câu chuyện bắc kim thang được biết là một cụ bà đã 80 tuổi đang tụ tập những đứa cháu của mình lại ngồi quây quần bên nhau, bà vừa nhai trầu và vừa kể chuyện. Câu chuyện được kể như sau:

Đã từ rất lâu rồi, ở một làng quê nọ tại Nam Bộ, có hai người bạn thân thiết làm nghề buôn bán để kiếm sống cùng nhau. Một người làm nghề đi soi đèn bắt ếch về đêm còn anh kia thì chuyên bán dầu thắp đèn vào tờ mờ sáng. Nhà của cả 2 được dựng trên một cù lao nhỏ ở ven bờ sông nên sống tách biệt với làng xóm, muốn đi vào trong chợ thì phải đi qua một cây cầu khỉ vắt vẻo. Vì hoàn cảnh đơn chiếc giống nhau nên hai anh cũng dần trở nên thân thiết.

Có lần mẹ của anh bán ếch đổ bệnh nặng mà không có tiền chữa chạy nên qua đời. Thấy hoàn cảnh anh bán ếch như vậy, anh bán dầu đã bỏ tiền túi ra giúp đỡ ma chay cho mẹ anh bán ếch mà không hề tính toán. Chính vì vậy mà anh bắt ếch càng thêm quý trọng tình bạn này.

con-le-le-va-con-bim-bip
Con le le và con bìm bịp

Vào 1 đêm nọ, trong khi đi làm việc, anh bắt ếch tình cờ nghe thấy tiếng kêu thảm thiết phát ra từ cái bẫy trên đồng. Vốn tính tò mò, anh tiến lại gần rồi mở ra kiểm tra thì phát hiện có 1 con chim le le và 1 con bìm bịp đang nằm trong bẫy, do giành ăn với nhau nên mới bất cẩn rơi vào bẫy do con người dựng nên. Hai con vật sức cầu xin anh bắt ếch mở bẫy cứu chúng và hứa sẽ báo đáp ơn cứu mạng này. Vốn là người có lòng nhân từ, anh bắt ếch cũng mủi lòng rồi giải cứu chúng 1 mạng.

Mấy ngày sau, 2 con chim cùng bay đến nhà của anh bắt ếch và báo rằng sắp có tai ương ập đến. Trên đường đi kiếm ăn, chúng tình cờ nghe lỏm được 2 con ma da ở sông bàn bạc kế hoạch với nhau là sẽ kéo chân của anh bán dầu và anh bắt ếch khiến 2 anh cùng chết để thế mạng cho chúng được đi đầu thai. 

Vì 2 con ma này đã chết từ lâu nên nếu trong 1 tuần mà không bắt được người thay thế thì hồn phách của chúng sẽ tan biến và không thể đầu thai được nữa. Hơn nữa, lũ ma da cũng chỉ có thể hại 2 người khi trời rạng sáng, lúc anh bán dầu đi chợ và lúc anh bắt ếch về nhà, bởi lẽ khi mặt trời mọc thì chúng sẽ không còn ma phép để hại người nữa.

Mới đầu, anh bắt ếch đã kể chuyện này cho anh bán dầu nghe và khuyên anh hãy ở nhà và nghỉ 1 tuần lễ. Tuy nhiên, anh bán dầu không tin vào điều đó và cho rằng đấy là mê tín dị đoan, trên đời không có sự tồn tại của ma, quỷ.

Dựa vào lời của le le và bìm bịp, anh bắt ếch đã cố tình viện cớ là sắp đến ngày cúng mẹ và gọi anh bán dầu qua nhà chơi và tiệc tùng ăn nhậu, chuốc cho anh bán dầu say mèm để anh không thể ra chợ bán hàng vào ngày hôm sau. Ngày kia thì lại lấy cớ sang nhà cảm ơn anh bán dầu vì đã giúp đỡ lúc khó khăn rồi tiếp tục bày tiệc rượu ăn uống no say, trì hoãn thời gian đi ngang cây cầu khỉ kia.

su-that-ve-bac-kim-thang
Anh bán dầu không tin lời anh bán ếch và đã c.h.ế.t oan uổng

Vào ngày cuối cùng của thời hạn 7 ngày ma da bắt hồn, vì đã say xỉn quá nhiều ngày nên anh bắt ếch đã vô ý ngủ quên. Còn anh bán dầu thì tỉnh táo hơn, sáng sớm anh chợt sực tỉnh và nhận ra mình đã bỏ buôn bán mấy ngày rồi nên nhanh chóng gánh hàng ra chợ.


Bài hát Bắc Kim Thang bắt nguồn từ 1 câu chuyện kinh dị?

Bài đồng giao của một thời tuổi thơ mang tên Bắc Kim Thang

Do quá vội vàng khi qua cầu khỉ cheo leo lại thêm việc bị bọn ma da hoá phép khiến cầu trơn trượt nên anh bán dầu đã sẩy chân rơi xuống nước mà chết tức tưởi. Sáng thức dậy không thấy bạn đâu thì anh bắt ếch đã biết có chuyện chẳng lành. Dù tiếc thương bạn nhưng do sợ bọn ma da nên phải đợi đến ngày hôm sau anh bán dầu mới dám ra sông vớt xác bạn lên để làm ma chay. Thấy ân nhân của mình đau buồn, le le và bìm bịp cũng bay đến và cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống đám ma để tiễn biệt anh bán dầu. Chắc hẳn sau khi đọc xong câu chuyện này thì có lẽ mọi người đã hiểu được câu hát trong bài đồng dao 


Nghe tóm tắt câu chuyện Bắc Kim Thang: