Honda 67, Cub, Dame – Xe của người Sài Gòn xưa vang bóng một thời

   

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam nước ta trước 1975 và cho đến nay. Bài viết hệ thống lại một cách khá toàn diện về những chiếc xe gắn máy đã hiện diện tại miền Nam trước 1975.

Những chiếc xe gắn máy vang bóng một thời.

 

– Honda 67, Cub, Dαme – Vang Bóng Một Thời

Vào khoảng 1965 thì thấy nhắc đến tên Hoпdα, với một số kiểu xe mới lạ xuất hiện. Một số xe đầu tiên do người Mỹ mua đem sang Việt Nam để đi làm việc rồi khi họ về nước thì để lại, lọt ra ngoài thị trường và người Việt mua được, một trong những công dụng của nó là các phi công Mỹ dùng để di chuyển giữa chỗ đậu phi cơ và doanh trại.

 

Từ doanh trại ra chỗ đậu thường xa, đi bộ cũng mất vài phút đến vài chục phút. Có xe này, phi công thu ngắn thời gian nhất là khi có báo động, phóng xe ra máy bay nhanh hơn là chạy bộ. Xe Hoп.dα S90 có lẽ là chiếc được ưa chuộng nhất trong số các xe trước 1965 vì kiểu đẹp và máy mạnh, tiếng nổ giòn.

– Xe 67 Từng Rất Phổ Biến Tại Sài Gòn

 

 

Các kiểu xe khác là C110, S65 (thường được gọi là S50), P50, C50. Xe P50 có cấu tạo đặc biệt với máy nằm ở sát bánh sau và truyền động thẳng vào bánh chứ không qua dây xích. Cách đặt máy này có lợi là khỏi bị mất lực khi truyền qua dây xích và giảm bớt số bộ phận nhưng có khuyết điểm là xe dễ bị mất thăng bằng vì đầu nhẹ, đuôi nặng. Lại thêm khi đi xuống ổ gà vì không có ống nhún nên sức va chạm có thể làm vỡ răng cưa ở vành bánh xe. Xe Hoпdα Daɱe C50 trước 1965 có chiếc đã có bộ đề bằng điện, khỏi cần đạp. Trong khi chiếc Dαme nhập cảng hàng loạt sau này phải đạp máy nổ bằng chân.

-Hoпdα Dame

 

 

Chiếc xe được chính thức nhập cảng để bán cho người tiêu thụ là xe Hon.da.Dam.e năm 1965. Hãng này thì gọi là kiểu C50, nhưng mọi người thường gọi làHoпdα Daɱe nhưng không ai gọi là Honda.Dαme, mà gọi là Hon.da đàn ông.

Những chiếc đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn thu hút được sự chú ý của người đi đường. Những ngày đầu tiên xe bán ra ngoài, trên các nẻo đường phố người ta nhìn thấy các chiếc này có màu đỏ hay xanh lá cây nhạt. Có người bị tắt máy xe, hý hoáy nhìn xuống chân vì chưa quen với cách sang số bằng chân. Sang lộn số có thể làm xe tắt máy.

 

Khi thấy có một số người dắt xe này đi bên đường, có người nói hãng Motobécane của Mobylette thuê người dắt xe Hoпdα Dame đi khắp các đường phố để người dân thấy xe Nhật dở, bị chết máy hoài, sợ không dám mua, xe này được làm để cho phái nữ đi nên dùng ambrayage tự động, khi sang số chân không cần phải bóp embrayage tay mà chỉ cần giảm ga. Các hiệu xe Suzuki Dαme, Yamaha Daɱe cũng giống thế. Còn các xe gắn máy Nhật kiểu đàn ông được vẽ giống như những chiếc môtô phân khối lớn ở chỗ không có pédale mà có cần đạp cho nổ máy, hai bên có thanh ngang để chân, bên phải là phanh chân, bên trái là cần sang số, embrayage tay trái, phanh trước tay phải, bình xăng phía trước.

Các xe này còn giống môtô ở chỗ hai bên bình xăng có hai miếng cao su để đầu gối áp vào cho êm. Điều đáng kể là yên xe thấp vừa với chiều cao người Á châu khiến cho việc leo lên xe, chống xe dễ dàng hơn. Tay ga vặn nhẹ nhàng chứ không nặng như xe của “Tây”.

 

Máy đạp nhẹ nhàng và dễ nổ.

 

Nói tóm lại, các nhà chế tạo Nhật khiến cho các chiếc xe gắn máy sử dụng dễ dàng, tiện nghi hơn khiến cho người dùng thấy rất thoải mái khi đi xe, sau đó là sự xuất hiện của H.o.п.d.α đàn ông 66 (SS50). SS là chữ viết tắt của Super Sport. Chiếc Hoпdα 66 xuất hiện vào năm 1966, với màu đỏ hay đen, tay lái ngắn để người lái thu hẹp khoảng cách hai tay, giảm tiết diện cản gió, xe không có đèn xi-nhan, hộp số có năm số và có thể đạt đến tốc độ tối đa đáng nể là 90km/giờ đối với một chiếc xe máy 50cc. Đó là một chiếc xe được vẽ kiểu với các đặc tính của xe đua. Tuy nhiên chiếc xe này không tiện dụng trong thành phố vì tay lái quá ngắn nên khó điều khiển.

 

– Honda SS50 1967

 

Sang năm 1967, Hoп.dα sửa lại kiểu xe cho tay lái rộng hơn, hộp số có năm số, sơn đen hoặc đỏ, có đèn xi-nhan, ống nhún trước có bọc cao su, tốc độ tối đa 80k/giờ. Kiểu xe 67 (SS50E) đã đi vào lịch sử vì máy mạnh, chạy nhanh, được nhiều người ưa chuộng và có lẽ là được sử dụng nhiều nhất tại miền Nam cùng với xe HondaDaɱe. Về sau hãng có ra các kiểu khác nhưng 67 vẫn được nhiều người biết đến nhất. Vì máy mạnh nên chiếc 67 được dùng để kéo xe lôi thay cho các hiệu xe Đức trước đây.